Mỗi gia đình có một cách giải quyết những xung khắc hay mâu thuẫn một cách khác nhau. Theo phong tục Việt nam thường nhịn nhục, im lặng để gia đình được êm ấm, nhất là về phía các bà thường nghĩ tới tới các con, vì chúng mà phải chịu đựng một thời gian.
Dựa vào các cặp vợ chồng có kinh nghiệm về gia đình, các chuyên viên tâm lý, và các đôi vợ chồng còn trẻ. Sau đây là một số những đề nghị để giúp các bạn có thể áp dụng xem sao.
A- Đối với những cuộc cãi vã nhỏ:Ngưng nói, đứng lên đi làm vườn, đi rửa xe, lau xe, đi bách bộ ra ngoài công viên, đi thể thao, đi chợ…sẽ giúp bạn quên hẳn những bực tức nhỏ, chẳng đáng gì và sinh hoạt lại bình thường.
B- Đối với những xung khắc lớn:
B- Đối với những xung khắc lớn:
1- Đi thăm họ hàng: nội ngoại, anh chị em, (một thời gian ngắn)
Điều này nên làm, vì không sợ mang tiếng là mình đi bồ bịch với ai, lại có dịp đi thăm anh chị em nhà, vì cũng ít có dịp để đi thăm.
2- Gặp gỡ bạn bè: chia sẻ cho bớt những căng thẳng…:
Tới thăm bạn bè xa gần cho vui, về công việc làm ăn chẳng hạn, để quên những căng thẳng trong nhà, nhưng đừng nói xấu vợ chồng. Lâu lâu làm như thế sẽ tăng thêm tình bạn và bớt đi nỗi ưu phiền.
3- Đi sinh hoạt: đi đại hội, đi tĩnh tâm, đi học hỏi cuối tuần…:
Đây là những dịp rất tốt có lợi cho bạn được học hỏi nhiều điều, tu tâm tâm, làm việc thiện nguyện về phục vụ cho gia đình tốt hơn.
4- Chọn thời gian: hai vợ chồng gặp nhau với thiện chí hòa hợp:
Sau thời gian ra ngoài, tâm hồn bình tĩnh sáng suốt, bạn tìm lúc thuận tiện cùng ngồi xuống nói chuyện với nhau, nhớ chú tâm lắng nghe người kia và đừng ngắt lời khi chồng hoặc vợ đang nói.
C- Những phương pháp giải quyết xung khắc:
C- Những phương pháp giải quyết xung khắc:
1/ Đừng nói cho thoả lòng: sau đó xin lỗi, vì sẽ gây tổn thương cho vợ hoặc chồng. Vì có người nói ít, dè dặt, vậy bạn nên cận thận.
2/ Bình tĩnh, vui vẻ: nói vào thẳng đề tài đó, để giải quyết ôn hoà.
3/ Mở lối thoát cho nhau: đừng đay nghiến, nhắc đi nhắc lại lỗi lầm.
4/ Dùng lời thật ôn tồn: kính trọng nhau, ôn cố tri tân. Thẳng thắn và tỏ ra cao thượng, không ngờ vực, sẽ dễ giải quyết được vấn đề.
5/ Cam đảm nhận lỗi: tỏ quyết tâm sửa lỗi bằng hành động cụ thể như tăng cường làm những vặt trong nhà: quyét nhà, rửa chén, làm vườn, sửa sang nhà cửa, làm cho nhau những việc cần thiết khác…
6/ Nên để ý lặp lại những lời nói của nhau: để làm vừa lòng nhau.
Vì thế. Ca dao có câu:
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về.
Vợ chồng là nghĩa già đời, ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn.
Chuyển kể có hai vợ cồng kia luôn luôn cãi nhau, lần này đang lúc gây cấn, kịch liệt, không bên nào chịu bên nào. Người chồng đề nghị với vợ: Bây giờ tôi đề nghị với bà lấy mỗi người một tờ giấy, viết ra những tật xấu của nhau. Người vợ đồng ý, rồi hai người ngồi xuống viết, người chồng viết được một câu rồi ngừng, trong khi người vợ viết liên tiếp, hình như cố tranh ý với chồng để kể tội xấu nhiều hơn.
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về.
Vợ chồng là nghĩa già đời, ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn.
Chuyển kể có hai vợ cồng kia luôn luôn cãi nhau, lần này đang lúc gây cấn, kịch liệt, không bên nào chịu bên nào. Người chồng đề nghị với vợ: Bây giờ tôi đề nghị với bà lấy mỗi người một tờ giấy, viết ra những tật xấu của nhau. Người vợ đồng ý, rồi hai người ngồi xuống viết, người chồng viết được một câu rồi ngừng, trong khi người vợ viết liên tiếp, hình như cố tranh ý với chồng để kể tội xấu nhiều hơn.
Sau vài phút người vợ đã viết đầy giấy kể tội của chồng, tỏ ra vẻ đắc ý, vì đã viết được nhiều những lầm lỗi của chồng. Sau đó hai vợ chồng cùng trao cho nhau đọc. Khi nhìn vào tờ giấy của chồng, người vợ bỗng bàng hoàng xúc động, chị vội đòi lại tờ giấy của mình và muốn làm hòa ngay. Vì trong tờ giấy của chồng, bà chỉ đọc thấy có một câu: “Anh yêu Em !” Thánh Phaolô khuyên: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. (Côlôxê 3, 13)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét