“Đầy
tớ nói: ‘Vậy ông có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ lùng không?’ Ông chủ đáp: ‘Đừng, sợ
rằng khi nhổ cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên
cho tới mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhổ cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt
đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi’.” (Mt 13,28-30)
Giai thoại về thánh
Antôn: Một hôm thánh nhân nghe tin một người thợ giầy tiến bộ hơn Ngài về đường
nhân đức. Lòng hăm hở
tiến đức đã thúc đẩy Ngài quyết chí đi tìm người thợ giầy kia để học hỏi cách
tu đức của người ấy.
Sau những ngày cố
công tìm tòi, Ngài đã gặp được người thợ giầy kia. Thoạt thấy công việc của người
thợ giầy, thánh nhân hơi nản lòng, vì thấy sinh hoạt duy nhất của người này là
đóng giầy. Nhưng để cho bõ công đi tìm kiếm, thánh nhân đã trao đổi với người
thợ giầy kia về lối sống tu đức.
Thánh nhân hỏi người
thợ giầy về chương trình sống hằng ngày của người thợ ấy. Người này cho biết một ngày của
ông được chia ra làm ba phần như sau :
- 8 giờ cho công việc
của người thợ giầy.
- 8 giờ cho việc cầu
nguyện.
- 8 giờ cho việc ăn
uống nghỉ ngơi.
Sau khi nghe người
thợ giầy nói, thánh nhân nản lòng vì chính Ngài đã dành cho hết cả ngày để cầu
nguyện chứ không phải chỉ tám tiếng.
Thánh nhân hỏi
cách sử dụng tiền của ông ta. Người này cho biết 1/3 dành cho ông, 1/3 dành cho Giáo hội, 1/3 dành cho
người nghèo.
Nghe vậy thánh nhân
cho rằng người thợ giầy này không thể nhân đức hơn Ngài được vì Ngài đã dành
tất cả của cải của Ngài cho người nghèo chứ không phải chỉ 1/3.
Cuối cùng thánh nhân
khám phá ra người thợ giầy phải sống giữa một thành phố sa đọa, chung quanh đầy
những người tội lỗi và gương xấu, và ông thợ giầy đau khổ về chuyện đó, ông
không ngớt kêu cầu cùng Chúa cho họ, và ông hằng cầu nguyện cho kẻ có tội chung
quanh ông. Và thánh
nhân chợt nhận ra rằng đó là điều mà Ngài thua kém người thợ giầy. Ngài thấy
rằng Ngài chưa có được sự thao thức về những nỗi khổ đau của những người chung
quanh, trái lại, Ngài lại đi tìm cho một mình một cuộc sống an phận với nếp
sống ẩn tu.
Chúa là Đấng hết mực
khoan dung, Ngài để người lành kẻ dữ sống chung với nhau là để gây ích lợi cho
nhau như lời thánh Augustinô đã nói
:”Kẻ dữ người lành đều là con cái Chúa,
được Chúa thương yêu tất cả, chúng ta cũng phải thương yêu nhau và phải có thái
độ khoan dung”.
Lạy
Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết nhẫn nại chờ đợi như Chúa khi chúng con gặp
phải những người anh em “cỏ lùng” trong cộng đoàn của chúng con. Amen.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét