Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Bùng cháy ngọn lửa "Giêsu"



Lời Chúa: Thứ Năm tuần XXIX thường niên B

“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.” (Lc 12,49)

Suy niệm: “Vũ khí mạnh nhất của thế giới là ngọn lửa bùng cháy trong tâm hồn con người” (Thống chế Foch). Lửa mà Đức Giêsu ném vào mặt đất và muốn bùng lên trong tâm hồn con người là lửa nào? Thưa là lửa từ Trái Tim của Ngài: lửa yêu mến Chúa Cha, lửa yêu thương không giới hạn với con người. Vì lửa tình yêu ấy, Ngài đã tự hủy, từ trời xuống thế làm người. Là lửa nhiệt thành của Chúa Thánh Thần Tình Yêu bùng cháy lên trong tâm hồn các tông đồ ngày lễ Hiện Xuống, ngọn lửa sưởi ấm trái tim nguội lạnh hai môn đệ trên đường Emmau sau khi gặp Đức Kitô Phục Sinh. Đó cũng là ngọn lửa thanh luyện ta khỏi những cặn dơ của tính hưởng thụ ích kỷ, thói tôn sùng cái tôi.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Của cải đích thực



Lời Chúa: Thứ Hai, tuần XXIX thường niên năm B

“Hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam.” (Lc 12,15)

Suy niệm: Một trong những cám dỗ thường tình của con người là tiền bạc của cải. Ai cũng hám của cải, bạc vàng: không có thì ước cho có, có ít thì mong có nhiều, có nhiều lại muốn nhiều hơn, thật là “lòng tham không đáy”! Chúa Giêsu nhiều lần cảnh giác mọi người về việc sở hữu và sử dụng của cải. Ngài dạy thái độ phải có khi đứng trước tiền bạc: không ham hố; bằng lòng với hoàn cảnh của mình; biết sử dụng của cải để mua Nước Trời; biết sẻ chia cho người không có; không dính bén tiền bạc;  không tôn thờ nó như là chúa của mình.

Mời Bạn:Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày.” Bạn đừng để lời cầu nguyện trên đi ngược với thực tế, tức là miệng thì cầu xin như vậy, mà lòng lại quá bận tâm với việc tìm kiếm cơm-áo-gạo-tiền. Hãy tin rằng Chúa là Cha nhân lành sẽ quan phòng chăm nom mọi sự vật chất cần thiết cho ta.

Chia sẻ: Xã hội Việt nam còn quá nhiều người thiếu cơm ăn, áo mặc. Người Kitô hữu có nghĩa vụ chia sẻ của cải vật chất cho anh em. Hãy sống theo gương các tín hữu thuở ban đầu: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu” (Cv 2,44-45).

Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi vui vẻ và mau mắn chia sẻ vật chất hay tiền bạc cho người anh em túng nghèo, vì xác tín rằng đang làm điều ấy cho Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã chiến thắng cơn cám dỗ về bánh ăn trong sa mạc. Xin giúp chúng con thoát khỏi sự ham hố của cải trần gian, tin rằng Nước Trời mới là của cải vĩnh hằng, và Chúa thật là gia nghiệp vĩnh cửu của con.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Không thể che dấu



Lời Chúa: Thứ Sáu tuần XXVIII thường niên năm B

“Không có gì che giấu mà không bị lộ ra.” (Lc 12,2)

Suy niệm: Khi nhắc đến Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nhiều người sẽ nhớ câu nói của ngài: “Đừng sợ!” Ngài đã lặp lại lời của Chúa Giêsu để củng cố đức tin, nung nấu niềm hy vọng cho các Kitô hữu. Thế nhưng, bản tính yếu nhược của chúng ta là vẫn cứ sợ. Chúa Giêsu đến giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ này. Ngài nói với chúng ta: “Đừng sợ” sống theo Lời Chúa thì đi ngược dòng đời, đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác! “Đừng sợ” vì Thiên Chúa, Đấng có toàn quyền trên xác hồn của ta, lại là Cha nhân hậu, yêu thương săn sóc quan phòng. Nhỏ bé, không có giá trị gì như chim sẻ còn được Chúa chăm sóc, huống chi con người. Ngay cả bao nhiêu sợi tóc của con người cũng được Ngài đếm cả rồi! 

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Sứ giả Tin Mừng



Lời Chúa: Thứ Năm tuần XXVIII thường niên năm B

“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít! Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Lc 10,2)

Suy niệm: Đức Giêsu sai các môn đệ ra đi truyền giáo như những thợ gặt trên cánh đồng lúa. Lúa đã chín vàng, mùa gặt đã đến, nhưng lại thiếu thợ gặt! Những người thợ này phải xin thêm thợ gặt mới bằng lời cầu nguyện. Thợ gặt của cánh đồng truyền giáo phải đối diện với hiểm nguy “như chiên giữa bầy sói;” phải thanh thoát với mọi liên hệ và của cải thế tục “bao bị, túi tiền, giày dép…” phải phó thác, tùy thuộc vào lòng hiếu khách của những người đón nhận mình. Hành trang và sứ mạng chính yếu là trao ban bình an của Thiên Chúa, năng quyền chữa lành bệnh tật, và loan báo triều đại Nước Trời.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Sống công bằng yêu thương



Lời Chúa: Thứ tuần XXVIII thường niên năm B

“Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa.” (Lc 11,42)

Suy niệm: “Không ít bạn trẻ vì muốn ‘long lanh’ hơn dưới mát bạn bè đã khoác lên mình nhiều loại ‘nước sơn’ vật chất dễ dàng ‘bong tróc’,” Thái Bình nhận định trên báo Tuổi Trẻ ngày 2/9 vừa qua. Không chỉ các bạn trẻ mà nhiều người ngày nay cũng sính mua sắm hàng hiệu, xe đời mới, điện thoại di động đắt tiền, v.v… để khẳng định mình là đẳng cấp khác biệt, là sành điệu. Ngay cả trong đời sống tôn giáo, nhiều người cũng có xu hướng chuộng hình thức, làm đầy đủ các nghi lễ bề ngoài rình rang cho mọi người thấy: đi nhà thờ đều đặn, thường xuyên đọc Kinh Thánh, lần hạt, làm việc bác ái... nhưng bên trong tâm hồn họ có thể là tối tăm như địa ngục, có thể là thiếu hẳn tình yêu thương và đức công bình, bởi lẽ tâm hồn họ chất chứa tính kiêu ngạo, khinh người, đối xử bất công với đồng loại... Chúa đã lên án lối sống vụ hình thức đó, và đề cao một lối sống công bình và yêu thương phục vụ.

Hình Đức Mẹ trong tháng Mân Côi


Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Chúa nhật XXVIII: Khôn ngoan



ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Câu chuyện chàng thanh niên giàu có tốt lành có một khởi đầu tốt đẹp. Đẹp cho đến nỗi Chúa nhìn và đem lòng yêu thương anh. Nhưng lại có một kết thúc đáng buồn. Anh thanh niên bỏ đi buồn bã vì không thể theo Chúa. Chúa Giêsu cũng buồn vì anh gắn bó với tiền bạc hơn yêu mến Chúa.

Câu chuyện người thanh niên có thể là câu chuyện của mỗi người. Cũng như chàng thanh niên, bình thường ta giữ đạo rất dễ dàng. Sáng đi lễ, chiều đọc kinh, không làm điều gì gian ác, không bất công tham lam của người khác. Nhưng khi gặp mâu thuẫn giữa cuộc sống với việc đạo, phải chọn lựa giữa Thiên Chúa và những giá trị trần gian, nhiều khi ta nao núng và rất nhiều người đã vì những giá trị trần gian mà bỏ Chúa. Có những người khi còn nghèo túng thì giữ đạo rất tốt. Nhưng khi đứng trước những cám dỗ của tiền của thì vì ham mê tiền của mà sống gian dối, đánh mất lương tâm Công giáo. Có những người khi còn nhỏ thì rất ngoan ngoãn đạo đức, nhưng khi đến tuổi trưởng thành thì vì thú vui mà bỏ quên việc đạo. Nhưng nhất là có những người vốn con nhà đạo gốc rất sốt sắng, nhưng khi gặp cám dỗ về chức quyền thì vì một chút danh vọng, đành bỏ Chúa, bỏ đạo.

Tin vì được yêu mến




Lời Chúa: Thứ hai thường niên năm B

“Ông Giona đã là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.” (Lc 11,30)

Suy niệm: Con người ngày nay có thể lên tận cung trăng và xa hơn nữa, và tuyên bố rằng không thấy Thiên Chúa đâu cả! Giống như những người Pha-ri-sêu đòi dấu lạ để tin, dù đã thấy bao phép lạ Chúa làm, thế mà rốt cuộc, họ có tin đâu! Họ lại còn đòi Chúa làm dấu lạ theo ý thích của họ.

Đừng thiện chí nữa vời




Lời Chúa: Chúa nhật tuần XXVIII thường niên năm B

“Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. (Mc 10,21-22)

Suy niệm: Chúa Giêsu thực sự hài lòng, Ngài “đưa mắt nhìn và đem lòng yêu mến” người thanh niên vừa giàu của cải, đạo đức lại giàu thiện chí này: tuy anh đã chu toàn đầy đủ cả một chuỗi dài các luật lệ nhưng anh cũng cảm nhận mình mới đi được nửa đường trên con đường hoàn thiện. Anh còn muốn tiến xa hơn, đó là “được sự sống đời đời làm gia nghiệp.” Thế nhưng thiện chí của anh mới chỉ được nửa vời: Khi nghe Chúa nói về bước tiến quyết liệt để đạt được điều đó thì anh đã “sa sầm nét mặt” và rút lui. Mà lý do chỉ là “vì anh ta có nhiều của cải”!

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Thùy An - Canada

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Đường đưa đến sự sống


Lời Chúa: Thứ Ba tuần XII thường niên năm B

“Cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong… Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mc 7,13-14)

Suy niệm: Cánh cửa hẹp và con đường chật mà Chúa Giêsu nói đến là con đường “từ bỏ”, “vác thập giá mình mà đi theo Chúa,” con đường Ngài đã đi và sẽ dẫn ta đến Chúa Cha, đến sự sống; thế mà ít người muốn đi con đường này. Trái lại đi trên đường thênh thang con đường ăn chơi phóng túng thì thoải mái thật, nhưng lại dẫn đến diệt vong; đường này lại có quá nhiều người muốn đi. Lời cảnh báo “khó nghe” này của Chúa vẫn có giá trị cho mọi thời đại.

Đứng xét đoán, hãy bao dung

Lời Chúa: Thứ Hai tuần XII thường niên năm B 
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Mt 7,1)

Suy niệm: “Có một sự sáng suốt đáng buồn, khi chỉ nhìn thấy những điều xấu nơi người khác. Cũng có một xét đoán đầy yêu thương, khi đã nhìn thấy những điểm sáng tốt đẹp, ngay từ bóng tối những điều không tốt đẹp nơi anh em mình” (Đức hồng y PX. Thuận). Rất tiếc ta thường có “sự sáng suốt đáng buồn” (xét đoán người khác) hơn là sự “xét đoán đầy yêu thương” (nhìn thấy những điểm tích cực nơi người lầm lỗi). Ta có khuynh hướng rất xấu là nhìn thấy thói hư tật xấu của tha nhân hơn là nhận ra những điều tích cực nơi họ. Đức Giêsu dạy ta không ai có quyền xét đoán người khác, vì chẳng có ai tốt lành, thánh thiện đủ để làm việc này. Nhìn kỹ vào mình, ta sẽ nhận ra mình còn có những lầm lỗi tệ hại hơn.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Lớn lên vững mạnh

Lời Chúa: Chúa nhật XII năm B - Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào  đây ?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em… Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh… (Lc 1,66.80)

Suy niệm: Một đứa bé ra đời, nhân loại tăng số: thêm một phần ăn, thêm một chỗ ở… và một cuộc đời. Niềm vui pha lẫn nỗi lo: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Có là vinh dự cho gia đình gia tộc, là con người hữu ích cho xã hội, là tín đồ ngoan đạo hay ngược lại? Bao nhiêu trăn trở và hy vọng chờ đợi từ mọi phía. Tuy nhiên, vấn đề trước tiên là: gia đình, xã hội, giáo hội đón nhận đứa bé với thái độ nào? Gia tăng và chia sẻ của ăn thức uống trên bàn tiệc cuộc đời cho tất cả mọi người, hay là loại trừ và giảm thiểu thực khách trên bàn tiệc đó? (x. Thông Điệp Humanae Vitae). Hơn nữa, cuộc sống đâu chỉ là cơm ăn áo mặc! Trách nhiệm ‘dạy con từ thuở còn thơ’ với ý thức rằng ‘cây xiêu đàng nào, sẽ đổ đàng đó’, luôn là thách đố lớn lao cho các bậc cha mẹ trong thời đại ‘cơm áo gạo tiền’ này. Để đứa bé “càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh…”, cần “có bàn tay Chúa phù hộ em” bởi vì, không có Chúa, chúng ta không thể làm được gì.

Mời Bạn: Vì ‘trẻ em là tương lai của thế giới’, bạn hãy tự vấn: tôi đã, đang và sẽ làm gì cho chính con cái tôi, và cho các trẻ em khác ? Tôi có là ‘gương mù’ để rồi bị ‘cột cối đá vào cổ’ không ?

Sống Lời Chúa: Hãy thực hiện một việc gì đó tốt đẹp, cụ thể và nho nhỏ cho trẻ em trong tuần này.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu mến và đã để các trẻ nhỏ đến với Chúa. Xin cho chúng con biết mở rộng tâm hồn, quảng đại đón nhận con cái và các trẻ em trong suốt cuộc đời chúng con.

Lời Chúa: Chúa nhật Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Hình ảnh dâng hoa và nhận thưởng Giáo lý năm học 2011-2012



Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Thánh Thần sẽ đến

Lời Chúa: Thứ Ba tuần VI Phục sinh

“Thầy nói thật với anh em, Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng bảo trợ sẽ không đến với anh em, nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em.” (Ga 16,7)

Suy niệm: Trước sự chia ly sắp đến, để lại đoàn môn đệ bơ vơ giữa đời, Chúa Giê-su bày tỏ cho chúng ta thấy rõ tấm lòng của Ngài với các môn đệ. Lời Chúa như một nâng đỡ ủi an: “Thầy đi thì có lợi cho anh em.” Thầy không để anh em lạc lõng giữa trần gian, nhưng Đấng Bảo Trợ sẽ đến với anh em. Chúa Giêsu thấy trước trách nhiệm nặng nề mà các môn đệ phải lãnh nhận. Thế gian với những chống đối, thù nghịch mà các môn đệ phải đương đầu, và thời gian này phải là thời gian để Thánh Thần của Ngài hoạt động, làm chứng về Ngài.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Để thuộc về Chúa Kitô

Lời Chúa: Thứ Bảy tuần V Phục sinh năm B

“Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó.” (Ga 15,19)

 Suy niệm: “Yêu nhau yêu cả đường đi; ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.” Chuyện thế thái nhân tình vốn là thế! Nếu Chúa Kitô đã bị “thế gian” ghét, thì việc các môn đệ của Ngài có bị “thế gian” ghét lây cũng chẳng lạ gì, bởi vì họ thuộc về Chúa Kitô chứ không thuộc về “thế gian.” Người môn đệ phải dám chung chia số phận, đồng cam cộng khổ với thầy mình. Thế nhưng trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, các môn đệ đều bỏ Thầy mà trốn hết. May thay, Chúa Phục sinh đã nhóm lên trong họ niềm hy vọng mới. Từ nay, các môn đệ của Ngài không cho việc mình bị thù ghét vì thuộc về Chúa Kitô là điều xui xẻo, bất hạnh, mà trái lại đó là niềm hạnh phúc và hãnh diện: “Các tông đồ hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41).

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Yêu như Chúa yêu

Chúa nhật VI Phục sinh năm B
Yêu là một từ ngữ được sử dụng nhiều nhất, nhưng lại là một từ ngữ dễ gây hiểu lầm nhất. Vì người ta hiểu từ ngữ này theo những cách khác nhau. Có người hiểu yêu là những quan hệ thân xác. Có người hiểu yêu là quản lý chặt chẽ. Có người hiểu yêu thuộc lĩnh vực cảm tính. Để tránh những hiểu lầm, khi truyền cho ta yêu thương, Đức Giêsu đã đưa ra một khuôn mẫu cho tình yêu. Khuôn mẫu đó là: yêu như Chúa yêu.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em”. Không còn nhầm lẫn nào nữa. Muốn làm môn đệ Chúa, không phải yêu bằng bất cứ tình yêu nào, nhưng phải yêu như Chúa. Tình yêu của Đức Giêsu không phải tự Người nghĩ ra, nhưng phát xuất từ Chúa Cha: “Như Cha đã yêu mến Thày thế nào, Thày cũng yêu mến anh em như thế”. Thế là đã rõ. Tất cả bắt nguồn từ cùng một tình yêu. Đức Chúa Cha là nguồn cội. Từ nguồn mạch ấy, tình yêu tràn ra, lan toả đến mọi người. Mọi tình yêu, muốn chân thực, phải quy chiếu về trái tim Chúa Cha.

Sống tình bạn với Chúa Kitô

Lời Chúa: Thứ Sáu tuần V Phục sinh năm B

“Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15,15)

Suy niệm: William Beatie nhận định rằng tình bạn cho chúng ta cảm nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa bởi vì nơi người bạn đích thực, chúng ta có thể ký thác tâm sự, được lắng nghe và cảm thông; người bạn là người mà chúng ta có thể tin cậy nhưng không vì thế mà bị đánh mất chính mình. Tình bạn giữa người với người mà đã thế, tình bạn mà Chúa Kitô dành cho chúng ta còn tỏ bày cho chúng ta sự hiện diện của Thiên Chúa biết chừng nào? Quả thế, Chúa Giêsu gọi chúng ta là bạn hữu vì “tất cả những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” Để được trở thành bạn hữu với Chúa Kitô, chỉ cần có một điều kiện, đó là: “thực hiện những điều Thầy truyền dạy.”

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Mẹ hiền - biển rộng tình thương

Vũ. SJ
Nguồn: vietcatholic.net
Được tặng dĩa nhạc thánh ca “Chúa vẫn yêu con” của hội dòng Con Đức Mẹ Mân Côi (Chí Hòa) nên có dịp thưởng thức Biển rộng tình thương trong ngày Hiền Mẫu. Biển rộng tình thương là ca khúc của Trầm Hương, FMSR phổ nhạc từ bài thơ của một linh mục Dòng Tên:

Bàn tay nào đáng hôn
hơn bàn tay của MẸ
giọng nói nào dễ nghe
hơn tiếng MẸ ầu ơ.

Ðố em biết tự bao giờ,
trái tim MẸ rộng hơn bờ đại dương.
Dù cho bão tố bốn phương,
cũng không lay nổi tình thương MẸ hiền.

Mẹ cho em ngủ bình yên,
cho em sức mạnh dong thuyền ra khơi,
cho em giữ mãi nụ cười,
dù trong giông tố hay trời tối đêm.

Mẹ là ánh sáng dịu êm,
đưa thuyền em tới tận miền bình an.


Ngày Hiền mẫu

Giữ các điều răn

Lời Chúa: Thứ Năm tuần V Phục sinh năm B

“Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga 15,10)
Suy niệm: Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy.” Đối với Chúa Giêsu, sống là sống cho Cha, làm những gì Cha truyền làm. Do đó, không có việc làm theo sở thích hay ý riêng. “Tôi không tìm cách làm theo ý tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5,30). Là Con Thiên Chúa làm người, Chúa Giêsu cũng cảm biết đau như loài người cảm, cũng rùng mình khiếp sợ trước cái chết như bao người khác. Trước ngày chịu tử hình, Chúa đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” Chúa Giêsu đã vâng phục cho đến chết. Vì thế “Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Pl 2,9) đặt Người ngự bên hữu Chúa Cha, nghĩa là ở trong tình thương của Chúa Cha một cách trọn vẹn.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Như cành liền cây

Lời Chúa: Thư Tư tuần V Phục sinh năm B

 “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5)

Suy niệm: Cành nho và thân nho có một mối liên hệ khăng khít: cành nho phát xuất từ thân nho; cành nho chỉ là cành nho khi thuộc về thân nho chứ không phải bất cứ một loại thân nào khác. Ngược lại, thân nho sinh cành nho để nó sinh hoa trái; cành nho không cho trái là cành nho làm hại thân nho; mà muốn có trái thì cành nho phải gắn liền với thân nho (c.4)… Khi khẳng định: “Thầy là cây nho, anh em là cành”, Chúa Giêsu muốn nói lên mối quan hệ duy nhất giữa Ngài và người môn đệ, “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” Chẳng làm gì được, nghĩa là không thể sinh hoa trái; mà cành nho không sinh hoa trái là cành nho vô dụng, chỉ để làm mồi cho lửa mà thôi (c.6).

Bình an của Chúa

Lời Chúa: Thứ Ba tuần V Phục sinh năm B
“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian.” (Ga 14,27)

Suy niệm: “Thầy để lại bình an cho anh em… không theo kiểu thế gian.” Vậy bình an “theo kiểu thế gian” là gì? Người đời thường quan niệm rằng khi con người không gặp đau khổ hay thất bại, rủi ro, khi được bảo đảm an toàn về của cải vật chất, công ăn việc làm và sự thành đạt bản thân… khi đó họ được bình an. Sự bình an đó phụ thuộc vào những yếu tố vật chất, và nhất là bên ngoài con người. Bình an Chúa ban chính là: dù trong hạnh phúc hay đau khổ, thành công hay thất bại, tâm hồn vẫn giữ được thế quân bình, không sợ hãi, không hoang mang, một sự bình an của sự chiến thắng khi nội tâm con người đã được Chúa Giêsu Phục Sinh biến đổi, giúp ta có thể can đảm và tự tin vượt qua gian khổ.

Liên khúc tình yêu

Lời Chúa: Thứ Hai tuần V Phục sinh năm B

“Ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” (Ga 14,21)
Suy niệm: Hằng ngày quanh ta không thiếu những ‘lời qua tiếng lại’, những chuyện hơn thua ‘ăn miếng trả miếng’, chẳng ai chịu ai; nhóm này nhận trách nhiệm cuộc pháo kích, nhóm kia dọa cài bom để trả thù. Chính trong bầu khí bạo lực của nền văn minh sự chết này mà Chúa Giêsu muốn thiết lập Vương quốc Tình Yêu. Nơi thập giá Chúa Giêsu, Thiên Chúa tha thứ mọi xúc phạm và cho con người được làm người con của Thiên Chúa. Chúa Giêsu bảo đảm là hành vi và tâm tình yêu thương mà ta dành cho Thiên Chúa cho dù thô hèn và bất xứng cũng sẽ được tiếp nhận và nhân rọng thêm ra. Nếu ta yêu mến Thiên Chúa, Ngài không để ta hụt hẫng, nhưng chắc chắn nhận được hiệu ứng tích cực từ phía Thiên Chúa. Những nốt nhạc yêu thương đó sẽ được hát tiếp theo làm nên liên khúc tình yêu mà con người và Thiên Chúa cùng hát chung.

Gx. Xây Dựng: Thiếu nhi dâng hoa kính Mẹ


Cơn mưa chiều Chúa nhật ngày 06.05.2012 đã không làm chùn chân các giáo dân đến với buổi tiến hoa diễn ra vào lúc 17g tại Giáo xứ Xây Dựng, hạt Chí Hòa. 

Ban Trùm khu IV hướng dẫn, các em thiếu nhi thực hiện tiến hoa, với sự tham dự của hơn 400 người, ngồi chật kín trong và ngoài khuôn viên nhà thờ. 

Như thường lệ, sau lời hướng dẫn cộng đoàn vào tâm tình con thảo, tri ân Mẹ của vị đại diện khu, Cha chủ sự đã tiến đến xông hương kiệu Đức Mẹ. Cuộc rước kiệu bắt đầu.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Chúa nhật V Phục sinh năm B:"Thầy là Cây Nho - Anh em là cành"

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Muốn thấy và biết Chúa Cha

Lời Chúa: Thứ bảy tuần V Phục sinh năm B
 
Ông Philípphê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “…Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha.” (Ga 14,8-9)

Suy niệm: Cũng trong khung cảnh bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ: Ngài là mặc khải của Chúa Cha. Ông Philípphê liền cầu xin: “Xin Thầy tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, và như thế là đủ.” Chúa Giê-su đáp: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” Câu hỏi của Phi-líp-phê có táo bạo không nhỉ? Ông muốn được biết thấy Thiên Chúa! Phải chăng cũng là câu hỏi của mỗi người, những người thực tâm muốn đi tìm Thiên Chúa?

Mời Bạn: Bạn có nghĩ rằng đó là một ước mong chính đáng: được biết và được thấy Thiên Chúa. Đấng thiêng liêng làm sao ta thấy đươc ? Câu trả lời của Chúa Giê-su thật đơn giản : Ai thấy Thầy là thấy được Chúa Cha! Nơi Chúa Giê-su, Đấng vô hình trở nên hữu hình, để đáp ứng nguyện vọng cần thiết của con người: muốn được “thấy và biết Thiên Chúa” hầu nhận ra và đáp trả Tình Yêu vô biên của Ngài.

Video Gx. Xây Dựng: Mừng 40 năm Linh mục cha chánh xứ

Mối liên hệ Thầy trò

Lời Chúa: Thứ sáu tuần IV Phục sinh năm B


“Anh em đừng xao xuyến!... Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,1-3)

Suy niệm: Hải cảng Alexandria có tiếng khó cập bến. Mỗi khi có tàu lớn vào cảng, phải có một tàu hoa tiêu chạy trước dẫn đường, giúp tàu lớn cập bến an toàn. Thánh Gioan đã dùng từ “tàu dẫn đường” đó để diễn tả việc Đức Giê-su “đi dọn chỗ” cho chúng ta. Quả thật, Đức Giê-su luôn luôn là người Thầy đi trước để kêu gọi chúng ta “hãy theo Ngài”. Ngài là con tàu mở ra con đường thập giá theo Ngài chúng ta có thể cập bến thiên đàng bình an. Và mục tiêu mà Ngài muốn đạt tới chính là “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy.” Với người ki-tô hữu, ở đâu có Đức Ki-tô, ở đó là thiên đàng rồi.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Đức tin bằng hành động

Lời Chúa: Thứ năm tuần IV Phục sinh
Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Chúa Cha và như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giêsu trả lời: “…Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha?” (Ga 14,8-9)

Suy niệm: Con người khao khát và đi tìm Thiên Chúa, nhưng thực ra Người đã đi bước trước tìm đến và gặp gỡ con người, cách đặc biệt qua Chúa Giêsu Kitô. Philípphê tỏ ra khao khát được thấy Chúa Cha nhưng hoá ra Ngài đã tỏ ra cho ông thấy từ trước rồi vì Chúa Giêsu đã nói: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình; tưởng là xa cách ngàn trùng lại trở thành gần gũi ở ngay giữa chúng ta.

Gx. Xây Dựng: Mừng 40 năm Linh mục cha chánh xứ

“Từ ngàn xưa Cha đã yêu con,
Cha gọi con giữa muôn người,
giờ đây con hân hoan bước lên bàn thánh…” 

Đã bốn mươi năm trong sứ vụ linh mục (28.04.1972 – 28.04.2012), từ ngày bước lên bàn thánh, Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Hùng Oánh đã thực sự dâng hiến trọn đời mình cho Thiên Chúa. 

Chiều 28.04.2012, vào lúc 17g Giáo xứ Xây Dựng, hạt Chí Hòa đã hân hoan tổ chức Thánh lễ tạ ơn mừng 40 năm hồng phúc Linh mục của cha chánh xứ. 

Đồng hiệp dâng Thánh lễ với cha chánh xứ, có sự hiện diện của cha cố Louis Cao Đức Thuận, cha Martinô Chu Quang Định (phụ tá Giáo xứ Gò Vấp), cha Phêrô Nguyễn Thành Tín (Dòng Đa Minh). Ngoài ra còn có quý soeur dòng Thừa Sai Bác Ái và dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa, và cùng khoảng 400 giáo dân trong Giáo xứ, cộng thêm có sự góp mặt của gia đình thân quyến từ quê nhà - giáo xứ Vinh Tân – Hàm Tân về chúc mừng ngài. 

Giáo xứ Xây Dựng: Khai mạc tháng Hoa 2012

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Ánh Sáng Tình Yêu

Lời Chúa thứ 4 tuần 6 thường niên năm B
“Anh có thấy gì không?” Anh ngước mắt lên và thưa: “Tôi thấy người ta…” ( Mc 8,23b-24)
 Suy niệm: Bạn có bao giờ cảm nhận được tâm trạng người mang thân phận mù loà như những vần thơ não nuột dưới đây nói lên chưa?
“Tôi đây thân phận mù lòa
Ngày dài đêm vắn âm u cũng là
Nghe tiếng cha biết vậy mà
                                            Nghe tiếng mẹ, mẹ ấy à, mẹ ơi!”
Họ không thấy được vẻ huy hoàng của ánh sáng ban ngày, không biết được sự huyền diệu của đêm thanh, không biết thế nào là màu sắc quyến rũ của muôn hoa, cũng không thấy được cả hình ảnh của những người thân. Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa chữa lành người mù. Ngay khi đón nhận được ánh sáng, khám phá đầu tiên của anh mù là về con người: “Tôi thấy người ta”. Đó là nhận thức đầu tiên của người mù được sáng mắt. Cũng vậy, ánh sáng đức tin đưa chúng ta đến với thế giới con người và nhận diện ra người chung quanh.